Tin Tức

Hệ thống treo của xe tải là rất quan trọng. Khi hệ thốn treo của xe có vấn đề  gây nên các hiện tượng bất thường ở các hệ thống khác như : gây văng đuôi hoặc văng  đầu. Mỗi khi vào cua, lốp xe mòn không đều, xe bị xệ về một bên .

Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây nên nguy hiểm khi vào cua , lốp nhanh mòn sẽ tăng chi phí sử dụng và nhiều hệ lụy khác. Vì vậy cần tiến hành thay thế sớm khi phát hiện các hiện tượng hư hỏng xuất phát từ hệ thống treo

Hư hỏng thường gặp ở Nhíp:

  • Thường thì nhíp ít bị hư hỏng mà hư hỏng thường là do chở hàng quá tải, qua thời gian dài không bảo dưỡng
  • Xuất hiện tiếng kêu giữa các lá nhíp do giữa hai lá nhíp có ắc cao su khi nó mòn gây ra ma sát giữa hai lá nhíp và xuất hiện tiếng kêu.
  • Nhíp thường bị gỉ, sét có thể bị gẫy
  • Thanh chữ U bị mòn ren, nứt, gẫy
  • ống cao su hết hạn dùng bị phá hủy, mòn do ma sát
  • Nhíp bị oải bị võng so với bình thường

Những hư hỏng trên làm cho chiều cao gầm xe giảm, khả năng hấp thụ mấp mô mặt đường kém, xe không còn êm như trước. Thường xuyên đi xe đầy và quá tải thì hiện tượng này càng nhanh xảy ra. Nếu để hiện tượng này quá lâu có thể dẫn đến gẫy nhíp(lò xo) hỏng lây sang giảm chấn và một số phần tử khác.

Quy trình tháo nhíp xe tải :

  • Dùng con đội đội cầu xe ( khi toàn bộ xe đã được đội lên )
  • Tháo thanh chữ U
  • Tháo rời nhíp khỏi rầm cầu
  • Tháo bu lông giữ ắc của nhíp
  • Ở phần cầu sau nhóp được lắp di động nên có hai bát giữ khung với nhíp  thì tháo hai bát đó ra.
  • Dùng búa và đục đóng ắc ra hạ con đội xuống
  • Tháo rời các lá nhíp ra

Kiểm tra khắc phục, lắp ráp

  • Kiểm tra các lá nhíp, lá nhíp nào bị mòn gỉ sét thì thay thế
  • Phục hồi độ võng của nhíp
  • Thay thế các đệm cao su(ắc) giữa các lá nhíp
  • Kiểm tra vòng đệm cao su , nếu cần thì phải thay thế
  • Sắp xếp lại nhíp theo đúng với trình tự ban đầu
  • Lắp ráp nhíp lại lên xe thì ban đầu ta cũng lắp ghép nhíp lại với rầm cầu sau đó dùng đội đội cầu lên để bắt nhíp vào khung xe
  • Lưu ý :  Khi đóng ắc( chốt) nhíp vào khung xe cần phải bôi mỡ bò vào

Giảm chấn:

 Giảm chấn có nhiệm vụ hạn chế chuyển động của phần tử đàn hồi của hệ thống treo ( nhíp, lò xo) khi xe gặp các vật cản trên đường, nhanh chóng dập tắt dao động đó bằng lực cản của dầu chảy qua một khe tiết lưu trong pít tông

Chúng cũng hấp thụ rung động của thân xe và mang lại tính êm dịu chuyển động. Thường thì giảm chấn hay bị chảy dầu: Khi giảm chấn bị chảy dầu hoặc tắc lỗ tiết lưu sẽ làm xe dao động rất lâu mà không tắt, gây nên hiện tượng xóc, bập bềnh khiến người ngồi trên xe khó chịu, nhanh mỏi và hại sức khỏe.

Khi thấy phần ống ngoài giảm chấn bị ướt, bụi bám nhiều, để lâu mà không thấy khô thì đó là hiện tượng giảm chấn đã bị chảy dầu. Cần được khắc phục thay thế ngay . Tháo nhíp ra khỏi xe làm kiểm tra lại một lần nữa bằng cách túm chặt đầu nhỏ phuộc ( dùng 1 cái khăn cho đỡ đau tay) ,đầu lớn của nó thì ta kẹp chặt giữa 2 bàn chân . Dùng sức đè xuống rồi lại kéo lên.

Nếu quá trình  lên xuống rất nặng và không có 1 khoảng rơ khi đổi chiều thì có nghĩa là phuộc còn dùng được, còn nếu quá nhẹ nhàng hay có 1 khoảng nhẹ rồi mới nặng khi đổi chiều thì phuộc đã bị hỏng

Nếu hư hỏng nặng thì thay thế còng trong giới hạn cho phép tháo rời phuộc ra kiểm tra xem đệm kín có bị hỏng không. Nếu hỏng thì thay thế, ty bóng xy lanh có bị trầy xước không tùy từng mức độ mà đưa ra phương án khắc phục

Ngày Đăng : 18/05/2019 - 12:22 PM

Hotline tư vấn miễn phí: 0904 596 650
hotline
Zalo