Tin Tức

Kiểm tra phán đoán động cơ trước khi sửa chữa

a, Khái niệm , phân loại và phương pháp kiểm tra

Khái niệm : Kiểm tra là xác định tình trạng kỹ thuật của chi tiết, nhóm chi tiết hay tình trạng kỹ thuật của xe máy. Trên cơ sở đó để nêu phương án sửa chữa

Phân loại kiểm tra :

Kiểm tra trước khi sửa chữa : Nhằm mục đích phân loại chi tiết máy và đề ra phương án sửa chữa

Ví dụ Bằng panme, ta kiểm tra độ côn , đô ô van cổ trục động cơ. Từ đó quyết định trục cơ phải mài theo kích thước sửa chữa nào

  • Kiểm tra trong quá trình sửa chữa gồm có kiểm tra trước khi lắp và sau khi lắp:

+ Kiểm tra trước khi lắp nhằm mục đích sắp xếp toàn bộ các chi tiết cũ, mới đã phục hồi sửa chữa về số lượng và chất lượng

+ Kiểm tra sau khi lắp nhằm mục đích biết được chất lượng lắp và những sai sót sau khi hỏng cần khắc phục kịp thời.

  • Kiểm tra sau khi sửa chữa: chủ yếu là đánh giá chất lượng sửa chữa của cụm máy , chi tiết máy
  • Ví dụ kiểm tra chất lượng lắp ghép của nhóm pit-tong , xi lanh bằng áp suất bơm cao áp, chế hòa khí…
  •  

Các phương pháp kiểm tra

Phương pháp kiểm tra đơn giản

  • Kiểm tra bằng phương pháp quan sát nhằm phát hiện chi tiết bị nứt vỡ, biến dạng bề mặt chi tiết bị cháy, xước, sự thiếu đủ các bộ phận. Khi máy nổ quan sát khói màu đen trắng hay xanh

Kiểm tra theo kinh nghiệm :

  • Nghe các hoạt động của động cơ
  • Nghe tiếng gõ của động cơ bằng ống nghe hay tai thường
  • Nghe tiếng nổ của động cơ hoạt động có đều không
  • Nghe tiếng kêu của ly hợp, hộp số, cầu

Dùng cảm giác để kiểm tra:

  • Dùng tay kiểm tra khe hở xu pap, độ dịch dọc của biên, của trục khuỷu , trục cam
  • Dùng sức của bàn tay kiểm tra sức căng của dây đai, kiểm tra khe hở lắp ghép của trục khuỷu với bạc, giữa chốt pit tông với bệ chốt.
  • Dùng tay kiểm tra nhiệt độ của các cụm chi tiết khi làm việc như : cầu , ly hợp số phanh …. Để đánh giá chất lượng lắp ghép.

Dùng khứu giác để kiểm tra :

  • Dùng khứu giác để phát hiện như mùi xăng sống, mùi cháy của các bề mặt ma sát ( ly hợp bị trươt, phanh bó…)

Phương pháp kiểm tra bằng dụng cụ đo

  • Dùng các dụng cụ đo để xác định kích thước, hình dạng của chi tiết rồi so sánh điều kiện kỹ thuật cho phép của chi tiết để xác định xem chi tiết còn dùng được hay không được hoặc sửa chữa mới.
  • Kiểm tra các chi tiết dạng lỗ: Dùng dụng cụ chủ yếu là panme đo trong , thước cặp để kiểm tra độ côn , độ méo. Đối với trục mòn đều thể dùng dưỡng để nâng cao năng suất.
  • Kiểm tra khe hở : Dùng các bộ căn lá hoặc cữ tiêu chuẩn để kiểm tra
  • Kiểm tra các chi tiết dạng bánh răng : Dùng dưỡng đo kiểm tra đánh giá sai hỏng…
  • Kiểm tra bằng phương pháp vật lý
  • Các phương pháp vật lý chủ yếu nhằm phát hiện rỗ khí hay vết nứt bên trong chi tiết mà mắt thường không thể phát hiện được
  • Kiểm tra bằng phương pháp áp lực nước. Thường dùng để kiểm tra thân máy, nắp máy với áp lực 3-5 kg/cm2 . Thời gian thử 5 phút không có hiện tượng rò rỉ là được.

Kiểm tra bằng quang tuyến:

Phương pháp này ứng dụng cho các chi tiết kim loại đen có vết nứt trên bề mặt chi tiết . Phương pháp này kiểm tra như sau : Nhúng chi tiết và dung dịch kiểm tra có thành phần

Dầu biến thế, dầu hỏa, xăng, bột màu (vàng.xanh)

Sau thời gian 10-15 phút để chất phát quang ngấm vào vết nứt. Sau đó rửa sạch chi tiết dùng không khí nén để sấy khô chi tiết, dưới tác dụng của nhiệt độ dung dịch trong vết nứt bốc hơi. Nếu chiếu tia tử ngoại sẽ thấy có màu xanh hoặc màu vàng.

Ngoài ra người ta còn dùng phương pháp siêu âm, phương pháp này từ trường, bột màu để phát hiện vết nứt

Ngày Đăng : 18/05/2019 - 12:11 PM

Hotline tư vấn miễn phí: 0904 596 650
hotline
Zalo