Tin Tức

Tác dụng và cấu tạo xi lanh trong sửa chữa động cơ xe ô tô tải

Tác dụng:

  • Kết hợp với nắp máy và pít – tông thành buồng cháy
  • Dẫn hướng cho pit tông chuyển động
  • Truyền nhiệt ra nước làm mát
  •  
  • Cấu tạo
  • Hình vẽ

Vật liệu thường dùng là gang xám và hợp kim Crom Niken, xi Lanh chia thành hai nhóm

  • Xi lanh đúc liền là loại xi lanh và thân máy được đúc liền tạo thành một  khối

Uư điểm : độ cứng vững cao, nước làm mát không bị rò rỉ

Nhược điểm: Giá thành cao, không tiết kiệm được kim loại đắt tiền. Khi mòn , nứt, xi lanh phải thay toàn bộ thân máy, nên chỉ dùng cho động cơ cỡ nhỏ

  • Xi lanh có ống lót chia ra :

+ống lót khô là lặt ngoài của xi  lanh không trực tiếp tiếp xúc với nước, nên có ưu điểm không bị rò rỉ nước xuống các te , ít tốn kim loại quý. Nhưng có nhược điểm sửa chữa phức tạp , hệ thống làm mát chưa hoàn thiện .

+ Ống lót ướt là mặt ngoài của ống lót trực tiếp tiếp xúc với nước làm mát , do đó phải có đệm làm kín để không bị rò rỉ nước xuống các te

Ưu điểm là làm mát tốt, công nghệ đúc thân máy dễ dàng. Chế tạo và sửa chữa thay thế dễ, nhưng có nhược điểm dễ bị rò rỉ nước

 

Kiểm tra sửa chữa xi lanh :

Những sai hỏng và nguyên nhân

  • Xi –lanh bị cào xước do hỗ hợp khí có lẫn tạp chất, do gẫy xéc măng
  • Xi lanh bị mòn côn:
  • Ta thấy xi lanh bị mòn côn rất rõ , nơi mòn nhiều nhất tương ứng với vị trí vòng xéc măng thứ nhất khi pít tông ở điểm chết trên và giảm dần về phía cuối .
  • Về gần điểm chết trên do nhiệt độ cao, áp suất lớn, điều kiện bôi trơn kém và tiếp xúc với mô trường có nhiều tạp chất ăn mòn và mài ăn mòn

+Xi lanh mòn theo hình ô van(méo)

Xi lanh bị ô van đường kính lớn nằm trên chiều ngang của xi lanh ( vuông góc với chiều dọc thân) Do kỳ nén pít tông có lực ép mạnh vào thành xi lanh. Về phía bên phải , kỳ nổ lực ép mạnh vào phía bên trái ,phía bên trái bị mòn nhiều hơn phía bên phải . Hoặc có thể do trục khuỷu mòn, cong tay biên cong cũng làm cho xi lanh bị mòn

-Đối với động cơ xăng phần đối diện với xu páp nạp cũng bị  mòn nhiều do xăng vào hỗn hợp đốt không cháy hết và làm cho dầu bị loãng, hoặc dầu bôi trơn không sạch, không đúng quy định

+ Xi lanh bị nứt, vỡ do nhiệt độ cao, thiếu dầu, nước hoặc do sự cố kỹ thuật khác gây nên.

 

Phương pháp kiểm tra , sửa chữa

  • Có thể dùng phương pháp quan sát bằng mắt thường để kiểm tra các vết xước. Nếu nhẹ có thể dùng giấy ráp để đánh bóng lại. Còn các vết xước lớn thì phải sửa chữa, nếu bị nứt thì thay thế
  • +Kiểm tra giờ trên xi lanh và thân máy nếu bị xước mẻ. Không đảm bảo độ phẳng phải sửa chữa bằng phương pháp tiện, doa., mài để đảm bảo độ phẳng, độ nhẵn bề mặt. Các thành ngoài của xi lanh với áo nước làm mát nếu cặn dầu bám nhiều thì phải cạo sạch.
  • Kiểm tra độ côn: Dùng đồng hồ so hoạcc panme đo trong để kiểm tra. Hiệu số giữa số đo lớn nhất và số đo nhỏ nhất ở vị trí A,B, C như hình vẽ
  • Đối với xe đời cũ như ô tô Zin, 130, Gat 53 …cách mặt phẳng trên là 25mm cách mặt phẳng dưới là 35mm
  • Đối với xe đời mới thì cách mặt phẳng trên và dưới là 10mm
  • +Độ côn được xác định ở điểm đo

Ngày Đăng : 18/05/2019 - 12:08 PM

Hotline tư vấn miễn phí: 0904 596 650
hotline
Zalo